Quy chế đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV - LĐ công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp Tiền Phong


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV

LÂM NGHIỆP TIỀN PHONG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:        /QĐ-CTLNTP

Thừa Thiên Huế, ngày        tháng 10 năm 2015

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v Ban hành Quy chế Đào tạo – Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV - LĐ

Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp Tiền phong

 

 
 

 

 

 

 

GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH NN MTV LÂM NGHIỆP TIỀN PHONG

                    Căn cứ Quyết định số 3726/QĐ-UBND ngày 01/11/2005 của UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế về việc chuyển đổi Lâm Trường Tiền Phong thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Lâm nghiệp Tiền Phong; 

                    Xét đề nghị của ông Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp Tiền Phong,

 

QUYẾT ĐỊNH

          Điều 1. Ban hành Quy chế Đào tạo – Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho CBCNV - LĐ Công ty TNHH Nhà nước MTV Lâm nghiệp Tiền phong

          Điều 2.Quyết dịnh có hiệu lực từ ngày ký.

          Điều 3. Ông trưởng phòng Tổ chức – Hành chính, các bộ phận liên quan và CBCNV - LĐ thuộc Công ty chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận::                                                                                                                                                                                                                 GIÁM ĐỐC

- Như điều 3;

- Lưu VT.

 

 

 

 

 

 

 

 


UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV

LÂM NGHIỆP TIỀN PHONG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 
 
 

 


           

Số:        /QCPH-CTLNTP

Thừa Thiên Huế, ngày     tháng     năm 2015

 

 

QUY CHẾ

ĐÀO TẠO - BỒI DƯỠNG CHUYÊN MÔN NGHIỆP VỤ CHO CBCNV - LĐ

CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MTV LÂM NGHIỆP TIỀN PHONG

(Ban hành kèm theo Quyết dịnh số    ngày   tháng   năm 2015

của Giám đốc Công ty TNHH Nhà nước MTV lâm nghiệp Tiền phong)

          Mục đích

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn - nghiệp vụ CBCNV - LĐ Công ty là một nội dung quan trọng trong công tác quy hoạch phát triển, tạo nguồn cán bộ trong định hướng  phát triển của doanh nghiệp;

- Xây dựng đội ngũ CBCNV - LĐ thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ lợi ích của công ty, tận tụy với công việc, có trình độ quản lý tốt, đáp ứng được yêu cầu công việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty;

- Thu hút lao động, quản lý giỏi, tâm huyết, gắn bó với công ty;

- Căn cứ thực trạng đội ngũ CBCNV - LĐ hiện nay của công ty;

Giám Đốc Công ty TNHH Nhà nước NTV lâm nghiệp Tiền phong ban hành quy chế đào tạo - bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho CBCNV - LĐ Công ty cụ thể như sau:

CHƯƠNG I

ĐIỀU KIỆN - ĐỐI TƯỢNG - TIÊU CHUẨN - NỘI DUNG

VÀ CÁC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

Điều 1.  Điều kiện xét đào tạo bồi dưỡng

a/. Tùy thuộc vào tình hình thực tế phát triển của công ty và yêu cầu công việc của các đơn vị để xét;

b/. Bộ máy quản lý của công ty đòi hỏi phải có những cán bộ có trình độ chuyên môn, lý luận cao để xét đề nghị bổ nhiệm;

c/. Một số bộ phận cần phải chuyên môn hóa cao để đảm nhiệm chức năng nhiệm vụ của mình;

d/. Thuộc diện quy hoạch nguồn phát triển đã được Cấp ủy, Ban Giám đốc và BCH công đoàn công ty thống nhất;

đ/. Số lượng xét được đào tạo bồi dưỡng hàng năm tùy thuộc vào yêu cầu, chức năng nhiệm vụ và điều kiện của công ty.

Điều 2.  Đối tượng đào tạo bồi dưỡng

a/. Là CBCNV - LĐ của Công ty làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn được Giám Đốc công ty ra quyết định cử đi học.

b/. Đào tạo cán bộ từ nguồn đang giữ các chức danh từ trưởng, phó phòng, đơn vị, Giám đốc- Phó Giám đốc Công ty và các chức danh tương đương trở lên.

c/. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao, hoàn thiện trình độ chuyên môn cho cán CBCNV - LĐ trong các vị trí quan trọng như quản lý, chuyên môn.

Điều 3.  Nội dung đào tạo bồi dưỡng

Nội dung đào tạo gồm: Kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý hành chính, quản lý doanh nghiệp, ngoại ngữ, tin học …

Điều 4.  Các loại hình đào tạo

- Đào tạo dài hạn             : Đại học, sau đại học, văn bằng 2, lý luận chính trị …

- Đào tạo ngắn hạn : Cấp chứng chỉ, tập huấn, đào tạo lại, đào tạo nâng cao

Điều  5.  Khuyến khích đào tạo

Công ty khuyến khích CBCNV - LĐ Công ty tự học lấy bằng đại học, trung học và học nâng cao...quá trình phấn đấu làm việc nếu được công ty xét đưa vào quy hoạch nguồn đào tạo thì được hưởng xét các chế độ theo quy định hiện hành của Công ty.

CHƯƠNG II

QUYỀN LỢI - TRÁCH NHIỆM - NGHĨA VỤ

CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG

Điều 6.  Chế độ đào tạo bồi dưỡng (quyền lợi được hưởng)

1/. Đối tượng được xét đào tạo dài hạn:

- Mức tiền lương, phụ cấp (nếu có) và các khoản chi  phí khác trong thời gian đi học sẽ được Quy định cụ thể trong Hợp đồng đào tạo;

- Được tạo điều kiện về thời gian học tập, được giảm khối lượng giờ công tác theo thời gian thực tế đi học;

2/. Đối tượng xét đào tạo các lớp ngắn hạn:

* Đối với trường hợp CB.CNV - LĐ được Công ty cử đi đào tạo:

- Được hưởng 100% tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp (nếu có) trong thời gian đi học;

- Được hỗ trợ  100 % tiền tài liệu, học phí theo thông báo của cơ sở đào tạo;

- Được tạo điều kiện về thời gian, giảm khối lượng giờ công tác trong thời gian học tập.

- Được thanh toán tiền vé tàu xe đi lại, tiền thuê chỗ ở và tiền công tác phí theo mức bình thường, hợp lý, tiết kiệm thực hiện theo quy định về chế độ công tác phí đối với CB.CNV - LĐ được cử đi công tác của Công ty (Trường hợp cao hơn do Giám Đốc Công ty quyết định).

* Đối với những trường hợp CB.CNV – LĐ tự nguyện xin đi đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng tốt công việc, phục vụ yêu cầu phát triển kinh doanh của Công ty thì tiền lương, tiền học phí, tiền tài liệu và các khoản hỗ trợ khác khi đi học tùy vào từng trường hợp cụ thể để có thỏa thuận riêng (ví dụ: được giảm khối lượng giờ công tác hoặc bố trí thời gian làm việc phù hợp với lịch học…)

Điều 7.  Trách nhiệm của đơn vị có cán bộ được cử đi đào tạo và người được cử đi đào tạo

a/. Với công việc chuyên môn và nhiệm vụ được giao không được để đình đốn, ách tắc, CB.CNV – LĐ được cử đi học phải có người thay thế giải quyết công việc hàng ngày;

b/. Công tác chuyên môn của những người đi học phải báo cáo với thủ trưởng đơn vị, cấp trên và thực hiện thường xuyên đúng định kỳ.

Điều 8. Nghĩa vụ của người được đào tạo bồi dưỡng (thời gian yêu cầu phục vụ)

Trường hợp CB.CNV – LĐ được cử đi đào tạo thì tùy vào từng khóa đào tạo cụ thể để thỏa thuận về thời gian yêu cầu phục vụ sau khi đào tạo;

Điều 9. Hồ sơ CBCNV - LĐ được công ty xét cho đi đào tạo gồm

- Thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo.

- Đề xuất của các Phòng, đơn vị có CB.CNV - LĐ được cử đi đào tạo.

- Biên bản của Hội đồng xét đào tạo (đối với các lớp đào tạo dài hạn)

- Hợp đồng đào tạo ký giữa Giám đốc và người được đào tạo (quy định về thời gian yêu cầu phục vụ sau khi đào tạo; các chế độ, quyền lợi của người được cử đi đào tạo được hưởng …)

- Quyết định của Giám đốc về việc cử CB.CNV- LĐ đi đào tạo.

CHƯƠNG III

XỬ LÝ VI PHẠM HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO - BỒI DƯỠNG

Điều  10.  Bồi thường chi phí đào tạo

1/. Những trường hợp sau đây được gọi là vi phạm hợp đồng đào tạo và phải bồi thường 100% kinh phí đào tạo:

a/.Trong thời gian học tập vi phạm kỷ luật của nhà trường từ khiển trách trở lên hoặc bị nhà trường đình chỉ học do vi phạm nội quy;

b/. Tự ý bỏ học giữa chừng không có lý do chính đáng;

c/. Kết thúc khóa học không có chứng chỉ, không được công nhận tốt nghiệp;

d/. CB.CNV - LĐ đang trong thời gian được cử đi đào tạo bồi dưỡng mà đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc trở về đơn vị mà tự ý bỏ việc, đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc ngay.

Nếu vi phạm một trong bốn điểm trên, đều phải bồi thường cho Công ty 100% các khoản chi phí đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) tính theo từng người được đào tạo.

2/. Đối với các trường hợp khác thì chi phí bồi thường được tính như sau:

Căn cứ vào thời gian yêu cầu phục vụ và thời gian CB.CNV – LĐ làm việc liên tục sau khi hoàn thành khóa đào tạo và tổng chi phí của khóa đào tạo để tính mức bồi thường như sau:

 

Chi phí đào tạo phải bồi thường

=

Thời gian yêu cầu phục vụ

-

Thời gian làm việc sau khi đào tạo

x

Tổng chi phí của khóa đào tạo

Thời gian yêu cầu phục vụ

 

3/. Thành lập Hội đồng xét bồi thường chi phí đào tạo và quy trình xét bồi thường

* Hội đồng xét bồi thường chi phí đào gồm:

a) Giám đốc công ty – Chủ tịch Hội đồng;

b) Đại diện BCH công đoàncơ sở là ủy viên;

c) Trưởng phòng Tổ chức – hành chính là ủy viên;

d) Trưởng phong Kế toán – Tài chính là ủy viên;

đ) Trưởng phòng, đơn vị của người phải bồi thường là ủy viên;

Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số. Hội đồng chỉ tiến hành họp xem xét khi có đủ các thành viên Hội đồng.

* Quy trình xét bồi thường chi phí đào tạo được thực hiện theo trình tự sau:

- Chủ tịch Hội đồng công bố thành phần tham gia, cử thư ký;

- Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính báo cáo nội dung liên quan đến việc bồi thường và các quy định về chế độ bồi thường;

- Trưởng phòng Kế toán – Tài chính báo cáo mức bồi thường theo quy định tại khoản 2 điều này;

- Trưởng phòng, đơn vị của người phải bồi thường báo cáo quá trình công tác của người phải bồi thường;

- Hội đồng thảo luận về mức bồi thường sau khi căn cứ vào thâm niên công tác, cống hiến của người được cử đi đào tạo để quyết định mức bồi thường một phần hoặc toàn bộ chi phí đào tạo được tính theo quy định tại khoản 2 điều này. Kiến nghị mức bồi thường của Hội đồng được lập thành văn bản đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định;

Hội đồng tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

CHƯƠNG IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Quy chế này gồm 4 Chương và 10 Điều được thông qua CBCNV- LĐ toàn Công ty thảo luận. Phòng Tổ chức - Hành chính có trách nhiệm công khai bằng văn bản tới người lao động biết.

Trưởng các Phòng, đơn vị căn cứ quy chế để tổ chức thực hiện tốt ở đơn vị mình. Trong quá trình thực hiện quy chế, nếu có gì vướng mắc hoặc chưa phù hợp với tình hình thực tế thì Trưởng các đơn vị gửi văn bản về phòng Tổ chức - Hành chính để phối hợp hướng dẫn thực hiện hoặc trình lãnh đạo công ty xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung.

Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký, những văn bản trước đây đã ban hành trái với quy chế này đều bãi bỏ.

 

 GIÁM ĐÓC

 

Các bài viết khác: